Điểm đến hàng đầu cho doanh nhân start-up và lao động tay nghề cao
CÔNG DÂN CHÂU ÂU Cuộc sống ở Châu Mỹ Cuộc sống ở Châu Úc

Điểm đến hàng đầu cho doanh nhân start-up và lao động tay nghề cao

14/09/2023

Điểm đến hàng đầu cho doanh nhân start-up và lao động tay nghề cao

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang có sự cạnh tranh cao để thu hút các doanh nhân và lao động tay nghề cao, chủ yếu trong ngành công nghệ. Những cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm xuất sắc có nhiều lựa chọn để định cư hoặc nhận quyền công dân thứ hai.

Bức tranh toàn cảnh về start-up và lao động tay nghề cao nước ngoài

Một số quốc gia gần đây đã đưa tin về những thay đổi đáng kể trong chính sách nhập cư và chương trình start-up visa để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp. Canada gần đây đã tăng sự linh hoạt trong chương trình SUV: cung cấp giấy phép làm việc trong thời hạn dài hơn. Nhật Bản tích cực nới lỏng các quy định về thị thực khởi nghiệp để thu hút nhân tài nước ngoài và thúc đẩy thị trường khởi nghiệp. Ngược lại, chính phủ Phần Lan phải đối mặt với phản ứng dữ dội vì thái độ thù địch đối với người nước ngoài, đặc biệt là trong cộng đồng khởi nghiệp.

lao động tay nghề cao

Theo báo cáo Thu hút nhân tài năm 2023 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đến các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác của những cá nhân này, chủ yếu là cơ hội kinh doanh, thu nhập và thuế và chất lượng cuộc sống.

Ngày nay, các quốc gia OECD chào đón doanh nhân quốc tế nhất là Thụy Điển, Thụy Sĩ, Canada, Na Uy và New Zealand.

Thụy Điển dẫn đầu nhờ các chính sách thân thiện với người di cư, bao gồm lộ trình nhanh chóng để có được thường trú và đặc biệt là không yêu cầu về vốn hoặc tạo việc làm. Bất kỳ doanh nhân nào muốn chuyển đến Thụy Điển chỉ cần chứng minh khả năng tồn tại và tiềm năng phát triển của công ty. Họ sẽ đủ điều kiện xin thị thực kinh doanh ở Thụy Điển. Điều kiện này được đánh giá là tương đối dễ dàng để người nước ngoài đến định cư.

Canada vẫn là điểm đến hàng đầu của OECD cho các start-up

Trong báo cáo của OECD năm 2019, Canada là điểm đến hàng đầu của các doanh nhân quốc tế, trước khi Thụy Điển vượt lên trong năm nay. Quốc gia này được chọn là điểm đến hàng đầu dành cho “các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp” bởi người nộp đơn chỉ phải chứng minh được một ý tưởng khởi nghiệp khả thi thay vì chủ trì một công ty khởi nghiệp đã thành danh như đối với hạng mục doanh nhân quốc tế.

Điều đáng chú ý là Canada là quốc gia OECD duy nhất, ngoài Úc, cấp cho những người xin thị thực khởi nghiệp quyền thường trú ngay từ ngày đầu tiên.

Xem thêm: Canada là điểm đến hàng đầu cho các doanh nhân khởi nghiệp

Mỹ vẫn là thỏi nam châm thu hút công ty start-up nhưng tụt hậu về chính sách nhập cư

Mỹ là điểm đến hấp dẫn thứ hai đối với các nhà sáng lập khởi nghiệp do nơi đây có lịch sử lâu đời đón nhận các công ty start-up nước ngoài. Theo báo cáo của OECD, tính đến năm 2023, 55% công ty start-up thành công nhất tại Mỹ được thành lập bởi những người nhập cư.

Tuy nhiên, điểm yếu của Mỹ là chính sách nhập cư có nhiều rào cản đối với người nước ngoài, đặc biệt là vợ/chồng và gia đình của họ vì chính sách nhập cư không cấp cho người phụ thuộc quyền lao động. Ngoài ra, các doanh nhân nước ngoài không có con đường trực tiếp để trở thành thường trú nhân theo chính sách hiện tại của quốc gia này.

Thông thường, những nhà sáng lập công ty start-up sẽ cần phải xin các loại thị thực khác của Mỹ, để trở thành thường trú nhân sau khi hết hạn thị thực khởi nghiệp – thường được cấp tối đa 5 năm. Chương trình EB-5 là một trong những lựa chọn thích hợp.

“Mỹ và Anh là những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu, có nền văn hóa start-up rất mạnh mẽ và nhiều công ty kỳ lân được thành lập trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, chính sách di cư để thu hút các nhà sáng lập khởi nghiệp chưa được phát triển, chẳng hạn như ở Canada và Pháp,” – theo báo cáo Thu hút nhân tài năm 2023.

Pháp dẫn đầu về chính sách khởi nghiệp, các nước khác chật vật về con đường cư trú

Pháp đứng thứ ba trong số các quốc gia OECD trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người sáng lập công ty start-up. Nhiều cơ hội tài trợ và chính sách thị thực thoải mái cho người nộp đơn. 

Các quốc gia Estonia, Nhật Bản và Israel đem đến cơ hội tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm dễ dàng và công nghệ số hóa tiên tiến, nhưng họ có thứ hạng thấp trong OECD. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính sách di cư của họ: Con đường từ start-up visa đến thường trú nhân đặc biệt khó khăn.

Báo cáo cho biết: “Nhật Bản chỉ cấp cho các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp giấy phép thị thực ban đầu rất ngắn hạn và áp dụng đánh giá nghiêm ngặt chỉ sau 6 tháng”. “Israel là quốc gia duy nhất quy định những người sáng lập công ty khởi nghiệp không có cơ hội được cấp thường trú. Hơn nữa, Nhật Bản và Israel cho phép gia đình tham gia cùng người nộp đơn chính, nhưng chỉ với tư cách là khách du lịch không được lao động.”

Những quốc gia nào thu hút lao động tay nghề cao nhất?

Những quốc gia có nhiều công ty khởi nghiệp thành công cũng là các quốc gia được nhiều lao động tay nghề cao lựa chọn di cư. Các doanh nhân cũng luôn tìm cách tiếp cận các thị trường có nhiều nhân công có trình độ và kinh nghiệm. 

lao động tay nghề cao

Như vậy, các quốc gia OECD hấp dẫn nhất đối với lao động tay nghề cao nước ngoài là New Zealand, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Úc và Na Uy.

New Zealand leo lên vị trí dẫn đầu nhờ thứ hạng vượt trội trên tất cả các chỉ số. Ngược lại, Hoa Kỳ và Canada không đứng đầu trong hạng mục này do “chính sách thị thực và nhập cư không thuận lợi” cho người di cư có tay nghề cao. Nếu chính sách visa của họ thuận lợi hơn, họ sẽ xếp thứ hai và thứ bảy trong danh mục người di cư có tay nghề cao.

Cuối bảng xếp hạng là Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Costa Rica và Colombia. Mặc dù có mức thu nhập và thuế đáng kinh ngạc nhưng các quốc gia OECD này vẫn chưa đạt được thành tích ở tất cả các hạng mục khác.

Xem thêm: Cộng hòa Séc ra mắt thị thực du mục kỹ thuật số mới nhất EU

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *