Lý do nào khiến đơn xin thị thực Schengen của bạn bị từ chối?
Hỏi đáp định cư Uncategorized

Lý do nào khiến đơn xin thị thực Schengen của bạn bị từ chối?

04/01/2022

Lý do nào khiến đơn xin thị thực Schengen của bạn bị từ chối?

Rate this post

Để đi du lịch Châu Âu một cách đơn giản và dễ dàng, xu hướng lựa chọn xin visa vào khu vực Schengen để đi được nhiều nước mà chỉ cần nhập cảnh 1 lần. Tuy nhiên, để xin visa thành công thì không phải ai cũng thực hiện được, dưới đây là một vài lý do khiến đơn xin thị thực Schengen của bạn dễ bị từ chối.

Lý do nào khiến đơn xin thị thực Schengen của bạn bị từ chối

Thị thực Schengen là gì?

Thị thực Schengen là thị thực được phép lưu trú trong thời gian ngắn cho phép một người đi tới bất kỳ thành viên nào của Khu vực Schengen trong Liên minh Châu Âu, mỗi lần lưu trú tối đa là 90 ngày cho mục đích du lịch hoặc công tác.

Tùy theo từng mục đích để sử dụng Visa Schengen, chia làm 2 loại “A” và “C” để phù hợp với từng mục đích đến của bạn:

– Loại “A” là viết tắt của Thị thực quá cảnh sân bay, Thị thực này sẽ cho phép người sở hữu nó đi qua các khu vực quốc tế của sân bay quốc gia Schengen mà không cần vào khu vực Schengen.

– Thị thực quá cảnh sân bay là BẮT BUỘC với những công dân đi từ một quốc gia không thuộc khối Schengen sang một quốc gia không thuộc khối Schengen thông qua việc thay đổi chuyến bay trong một sân bay của quốc gia Schengen.

– Loại “C” là viết tắt của thị thực ngắn hạn cho phép người lưu trú tại khu vực Schengen trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào hiệu lực thị thực bạn đã xin trước đó.

Loại này sẽ tùy theo mục đích chuyến đi của chủ sở hữu sẽ phân ra theo các hình thức: Thị thực nhập cảnh một lần, Thị thực nhập cảnh hai lần và Thị thực nhập cảnh nhiều lần.

Khu vực Schengen bao gồm 26 quốc gia thành viên: Pháp, Bỉ, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Áo, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Italy, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Slovakia, Slovenia, Cộng hòa Séc và Hungary.

Nước nào xin visa dễ nhất trong Khu vực Schengen?

Theo một số báo cáo thì người Việt hiện nay khó xin visa Schengen vào các quốc gia như: Anh (thủ tục phức tạp); Đức (thời gian lưu trú giới hạn); Séc (có nhiều hồ sơ xuất khẩu lao động, thủ tục phải chờ lâu); Ba Lan (thời gian xét duyệt khó và gắt).

Nếu bạn không thật sự cần thiết phải đi tới 1 trong các quốc gia đó thì bạn nên tránh 4 nước trên để việc xin visa vào khu vực Schengen của bạn được thuận tiện nhất có thể.

Đến thời điểm hiện tại, quốc gia được cho là xét duyệt “dễ thở” nhất là Pháp. Bởi quốc gia này có những chính sách thu hút khách du lịch và tạo điều kiện cho các khách quốc tế khi tới đất nước này.

Ngoài ra, một số quốc gia thường được nhắc tới khi du lịch và thủ tục cũng khá “nhẹ nhàng” là Tây Ban Nha và Italy.

Tuy nhiên, cho dù bạn muốn đi tới quốc gia nào đi chăng nữa, thì việc hoàn tất đầy đủ hồ sơ, cung cấp các loại giấy tờ, chứng minh được khả năng tài chính cũng như những ràng buộc tại Việt Nam thì cho dù đến quốc gia nào đi chăng nữa thì việc xét duyệt cũng sẽ trở nên đơn giản hơn.

Những lý do phổ biến khiến đơn xin thị thực Schengen bị từ chối

1. Lý do về an ninh, bảo mật

Khi thông tin của bạn chạy qua cơ sở dữ liệu bảo mật xác định bạn có tiền sử phạm tội. Trong trường hợp này, không chỉ xin thị thực trong khối Schengen mà ngay cả những quốc gia khác thì đơn xin của bạn cũng sẽ gặp nguy hiểm.

Khi tham gia phỏng vấn xin thị thực Schengen, nếu câu trả lời của bạn có dấu hiệu liên quan đến các tổ chức khủng bố, chống phá chính trị, hoặc trước đó bạn đã từng tham gia các tổ chức đó thì đây cũng là điểm bất lợi dành cho bạn.

Có thể nói, bất cứ sự liên quan nào của bạn từ trong quá khứ đến hiện tại liên quan đến các vấn đề quấy rối chính trị, khủng bố bạo lực thì đơn đăng ký của bạn sẽ bị từ chối.

2. Lý do về tài chính

Thị thực Schengen của bạn sẽ bị từ chối nếu các nhà chức trách cho rằng bạn không đủ khả năng chi trả các loại phí sinh hoạt trong khối Schengen.

Bạn cần có một bản thông tin chứng minh tài chính dạng phiếu lương hàng tháng, các hợp đồng tài chính, tiền tiết kiệm, sao kê ngân hàng một cách rõ ràng, rành mạch. Bạn có thể tham khảo trước các hồ sơ đã xin thị thực Schengen thành công hoặc nhờ sự tư vấn của những người am hiểu trong việc xin visa Schengen.

Khí đi trả lời phỏng vấn, bạn cần trả lời các câu hỏi của nhà chức trách sao cho thuyết phục, hợp lý, ví dụ như những nơi bạn sẽ ở, bạn sẽ làm gì trong khoảng thời gian khi ở khu vực Schengen,…câu trả lời của bạn sẽ là một phần để họ đánh giá chi phí sinh hoạt dự kiến của bạn.

3. Việc quay trở lại nước “mờ nhạt”

Khi các nhà chức trách thấy bạn có dấu hiệu không quay trở lại từ khu vực Schengen hay nói cách khác khi thị thực của bạn hết hiệu lực bạn vẫn ở đó thì ngay lập tức đơn xin của bạn sẽ bị từ chối.

Để chứng minh bạn sẽ rời khỏi khối Schengen trước khi thời hạn thị thực hết hạn bạn có thể nêu ra những dẫn chứng, những lý do quan trọng bạn cần trở về nước của mình.

Gia đình, quyền sở hữu tài sản, công việc ổn định được cho là 1 trong những dẫn chứng vô cùng thuyết phục đối với các nhà chức trách.

Đối với những người nộp đơn không chứng minh được các yếu tố đó sẽ rất có khả năng bị coi là có nguy cơ ở lại khối Schengen sau thời hạn thị thực hoặc bị cho là xin tị nạn ở đó.

Ngoài ra, nếu bạn có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng, ví dụ: cung cấp ngày ra khỏi khu vực Schengen, thời gian trên vé máy bay bạn đã đặt thì đó cũng là một điểm cộng lớn để tạo lòng tin với các nhà chức trách.

4. Gian lận trong đơn xin thị thực Schengen

Nếu đơn đăng ký của bạn có những thông tin không khớp nhau, có sự sai lệch trong các thông tin đưa ra, bạn sẽ không được chấp thuận đơn xin thị thực.

Đặc biệt, bạn nên thành thật về số tiền bạn đang có, nơi bạn định đến trong chuyến đi của mình, những người bạn biết trong khu vực Schengen.

5. Thông tin còn thiếu

Đơn xin thị thực Schengen yêu cầu nộp khá nhiều những giấy tờ và tài liệu liên quan, bổ sung. Việc quên hay thiếu thông tin sẽ rất có thể dẫn đến việc bị từ chối chấp nhận thị thực.

Nếu bạn xuất trình các tài liệu cần thiết nhưng không có sự rõ ràng trong đó thì đây cũng là một điểm trừ lớn trong đơn đăng ký của bạn.

6. Phí xin thị thực Schengen chưa thanh toán

Một điều đặc biệt bạn không được mắc phải đó là hãy thanh toán toàn bộ chi phí thị thực Schengen của mình theo đúng thời hạn, nếu bạn không làm đúng vấn đề này thì đơn xin của bạn rất dễ vào tệp “không xử lý” của các nhà chức trách.

Việc xin thị thực vào các quốc gia nói chung và khối Schengen nói riêng đều có một điểm chung là nếu bạn làm đúng theo quy định, hồ sơ đầy đủ, chứng minh được những gì nhà chức trách yêu cầu thì việc xin đơn đăng ký sẽ khá “nhẹ nhàng”.

Tuy nhiên, hầu hết không phải ai cũng có thể thực hiện đúng theo những yêu cầu đó. Trên đây là một vài lưu ý khi bạn xin đơn thị thực Schengen, mong rằng bài viết sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề khó khăn mà bạn gặp phải.

BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ

HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *