Những quốc gia nào không cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch?
Hỏi đáp định cư

Những quốc gia nào không cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch?

18/06/2019

Những quốc gia nào không cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch?

1.5/5 - (6 bình chọn)

Sở hữu quốc tịch thứ hai không còn là việc xa lạ với nhiều người trong xã hội ngày nay. Ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận công dân đa tịch. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số quốc gia không cho phép công dân sở hữu song tịch. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp danh sách những quốc gia không cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch.

song tịch
Việc mang hai quốc tịch cho phép một người sở hữu 2 hộ chiếu và có thể tiếp cận cùng lúc nhiều hệ thống phúc lợi xã hội

Afghanistan: Các công dân cũ của Afghanistan đã di cư do bất ổn chính trị và đã có quyền công dân ở quốc gia khác thì vẫn có thể giữ quốc tịch quốc gia này không chính thức, nhưng nếu công dân không thuộc trường hợp trên thì quốc tịch kép bị cấm ở đất nước này.

Andorra: Công dân nước này cũng bị cấm sở hữu hai quốc tịch. Với người nước ngoài, để có quốc tịch Andorra thì phải cư trú tại quốc gia này từ 20 năm trở lên – một trong những quốc gia yêu cầu thời gian cư trú dài nhất trên thế giới.

Áo: Quốc gia này hạn chế việc cho công dân sở hữu quốc tịch kép. Các trường hợp ngoại lệ đó là: 1) trẻ em sinh ra có bố/mẹ là người Áo còn người kia là công dân nước ngoài, 2) cho trẻ em có quốc tịch nước ngoài vì được sinh ra ở nước ngoài (như Hoa Kỳ), 3 ) cho những người không thể theo luật từ bỏ quyền công dân hiện tại của họ ở nhà, hoặc 4) cho các giáo sư nước ngoài nhận quốc tịch Áo.

Azerbaijan: Chính phủ nước này tuyên bố sẽ tự động tước quyền công dân khi công dân đó có quốc tịch khác.

Bahrain: Vương quốc Bahrain trao quyền công dân cho những người nước ngoài có đóng góp đáng kể cho quốc gia Trung Đông nhỏ bé này, Bahrain không cấm quốc tịch kép, tuy nhiên, một số người có hộ chiếu vùng Vịnh sẽ không được nhận quyền công dân của quốc gia này.

Trung Quốc: Chính xác là quốc gia này cấm quốc tịch kép, nhưng nhiều người Trung Quốc cho biết việc này là chưa được thực hiện một cách quyết liệt. Quốc gia này không điều tra việc công dân sở hữu hai quốc tịch, đặc biệt khi họ khuyến khích nhập cư hợp pháp để quảng bá hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới.

Djibouti: Djibouti không công nhận công dân Djibouti sở hữu nhiều quốc tịch.

El Salvador: El Salvador cho phép công dân mang hai quốc tịch, nhưng chính sách này chỉ dành cho những người có quốc tịch El Salvador từ khi sinh ra. Công dân nước ngoài nhập tịch có thể không được phép giữ nhiều quốc tịch.

Estonia: Mặc dù theo nguyên tắc là không được sở hữu hai quốc tịch song có rất nhiều người Eston giữ hộ chiếu thứ hai, chủ yếu từ Nga. Chính phủ Estonia có thể cho phép công dân nhập tịch giữ quyền công dân hiện tại, hoặc đơn giản là không kiểm tra. Tuy nhiên, những công dân Estonia có được quốc tịch khác sau khi nhập quốc tịch sẽ mất quốc tịch Estonia.

Georgia: Georgia không cho phép công dân sở hữu quốc tịch kép, tuy nhiên, quốc gia này chỉ cho phép người mang hai quốc tịch với những người được nhập quốc tịch theo các trường hợp đặc biệt.

Ấn Độ: Ấn Độ không cho phép công dân mang hai quốc tịch. Tuy nhiên, do nhu cầu từ cộng đồng hải ngoại, Chính phủ nước này đã đưa ra chương trình “Overseas Citizenship of India”. Chương trình này cung cấp một thẻ cư trú giống như hộ chiếu, nhưng không trao quyền công dân Ấn Độ.

Indonesia: Hiện nay, người dân quốc gia này không được phép có thêm quyền công dân ở một quốc gia khác.

Nhật Bản: Là một trong những quốc gia có chế độ nhập cư nghiêm ngặt nhất trên thế giới, quốc gia châu Á này không cho phép công dân có hai quốc tịch.  Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 21 có thể có đa quốc tịch nhưng họ sẽ mất quốc tịch Nhật nếu không từ bỏ quốc tịch khác khi đến tuổi 21.

Kazakhstan: Kazakhstan không cho phép công dân duy trì thêm quốc tịch khác và quốc gia này cũng sẽ tự động hủy bỏ quyền công dân của bạn nếu phát hiện bạn sở hữu quốc tịch kép.

Litva: Quốc gia này đồng ý cấp quyền công dân theo dòng dõi cho những người có ông bà là người Litva, tuy nhiên họ sẽ yêu cầu người làm đơn phải lựa chọn giữ quốc tịch Litva hoặc quốc tịch khác.

Malaysia: Bất kỳ ai có quốc tịch Malaysia đều không được phép giữ thêm quốc tịch nào khác.

Montenegro: Công dân của Montenegro bị cấm giữ quyền công dân khác và sẽ mất quyền công dân nếu họ nhập quốc tịch khác.

Hà Lan*: Nói chung, quốc tịch Hà Lan cấm có thêm quốc tịch. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ đối với những người Hà Lan có được quyền công dân khác khi sinh hoặc những người đang sống ở một quốc gia mà họ có quốc tịch nhờ người phối ngẫu.

Nepal: Nepal không cho phép có quốc tịch khác.

Ả Rập Saudi: Công dân có quốc tịch kép chỉ được phép với sự cho phép rõ ràng của Thủ tướng.

Singapore: Hộ chiếu Singapore là hộ chiếu thứ hai được tìm kiếm nhiều ở nước ngoài, và quyền công dân có thể đạt được trong ít nhất là hai năm. Tuy nhiên, hiện nay điều này không còn được áp dụng. Thêm vào đó, quốc tịch Singapore trao nhiệm vụ quân sự bắt buộc cho công dân cũng như con cái của họ. Trong nỗ lực để bảo vệ quốc gia của mình, Singapore cấm quốc tịch kép.

Slovakia *: Là một phần của cuộc tranh luận với Hungary về quyền công dân của mình bằng các chính sách gốc, Slovakia hạn chế quyền công dân kép trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, nó cho phép mang hai quốc tịch cho những người có được hộ chiếu thông qua kết hôn.

Tanzania: Một số quan chức ở quốc gia châu Phi này đang đề nghị nới lỏng chính sách cấp quyền công dân, tuy nhiên, người Tanzania hiện không được phép mang quốc tịch kép, trừ trường hợp phụ nữ có quốc tịch thứ hai bằng cách kết hôn với người nước ngoài.

Thái Lan: Không cho phép có hai quốc tịch.

Ukraine: Hiện tại, Ukraine không dễ dàng cho phép công dân có hai quốc tịch. Họ thậm chí đã cân nhắc việc áp dụng án phạt tù lên tới mười năm vì có quốc tịch kép.

Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất: Người mang hộ chiếu của Dubai bị cấm duy trì quyền công dân khác. Ngoại lệ duy nhất là trong trường hợp một cá nhân có quốc tịch khác từ khi sinh ra, nhưng có cha là công dân UAE và và là người trao quyền công dân cho người đó.

Venezuela: Trong khi trẻ em sinh ra trên đất Venezuela được quyền có quốc tịch Venezuela (bất kể quốc tịch của cha mẹ chúng), quốc tịch kép chỉ có thể đến năm 25. Sau thời gian đó, nếu một cá nhân duy trì quốc tịch nước ngoài, quốc tịch Venezuela sẽ bị chấm dứt.

BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ

HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666

>>> Truy cập để biết thêm nhiều về sản phẩm định cư và đầu tư của tập đoàn BSOP
>>> Truy cập để biết thêm nhiều về các dự án bất động sản châu Âu và quốc tế của tập đoàn BSOP
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư đảo Síp của tập đoàn BSOP
>>> Truy cập để biết thêm các trải nghiệm và chia sẻ của các nhà đầu tư và chủ thầu
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Úc
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Châu Âu
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Bồ Đào Nha
>>> Truy cập để biết thêm thông tin tình hình định cư toàn cầu
>>> Truy cập để biết thêm các Video trên BSOP Youtube
>>> Truy cập để biết thêm các thông tin trên BSOP Zalo
>>> Truy cập để biết thêm các Video trên BSOP Linkedin

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *