Những quốc gia nào cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch? - Phần 2
Hỏi đáp định cư

Những quốc gia nào cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch? – Phần 2

27/06/2019

Những quốc gia nào cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch? – Phần 2

Rate this post

Tiếp nối phần một của bài viết “những quốc gia nào cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch?”, trong bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê những quốc gia còn lại cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch.

Xem thêm: Những quốc gia nào cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch? – Phần 1

21. Cộng hòa Séc

Từ năm 2014, Séc đã chính thức cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch

22. Đan Mạch

Trong nhiều năm trước, Đan Mạch đã hạn chế việc công dân sở hữu nhiều quốc tịch. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/09/2015, Đan Mạch đã cho phép công dân có hai quốc tịch.

23. Ai Cập

Công dân Ai Cập có thể sở hữu nhiều quốc tịch, tuy nhiên họ phải thông báo trước cho chính quyền trước khi đăng ký.

Người sở hữu công dân kép Ai Cập được phép miễn nghĩa vụ quân sự, bị cấm đăng ký học vào các trường học viện quân sự và cảnh sát hoặc không được bỏ phiếu bầu cử.

24. Phần Lan

Kể từ năm 2003, công dân Phần Lan được quyền sở hữu hai quốc tịch. Những người mất quyền công dân trước năm 2003 có thể nộp đơn xin khôi phục quyền công dân trước đây.

25. Pháp

Công dân Pháp được quyền giữ hai hoặc nhiều quốc tịch.

26. Đức

Kể từ 2007, Đức công nhận công dân sở hữu hai quốc tịch nhưng chỉ với các quốc gia khác trong EU và Thụy Sĩ. Có một số trường hợp ngoại lệ công dân ngoài EU cũng có thể sở hữu hai quốc tịch.

Hiện nay đang triển khai chương trình nhận thẻ cư trú Đức thông qua hình thức đầu tư bất động sản hoặc thành lập doanh nghiệp tại Đức

27. Hy Lạp

Công dân Hy Lạp đươc phép duy trì hai quốc tịch trừ khi công dân đó yêu cầu từ bỏ quyền công dân Hy Lạp.

28. Hungary

Hungary hiện đang triển khai chương trình cư trú thông qua đầu tư cho công dân nước ngoài.

29. Iceland

Iceland đã bác bỏ lệnh cấm giữ nhiều quyền công dân vào năm 2003 và đề nghị những người mất tư cách công dân Iceland theo hệ thống cũ 4 năm trước nộp đơn xin khôi phục.

30. Ireland

Quốc gia này cho phép người có tổ tiên Ireland nộp đơn nhập tịch. Trên thực tế, có khoảng 14 triệu hộ chiếu Ireland đang lưu hành trong khi đó đất nước này có dân số ít hơn nhiều. Quốc gia này không cho phép sở hữu hai quốc tịch.

31. Israel

Trong nỗ lực tăng danh sách công dân Israel và người Do Thái bằng hộ chiếu Israel. Israel có chương trình hộ chiếu rất đơn giản thông qua “Law of Return” 32. Italy

Quốc gia này đồng ý cho bất cứ ai có dòng máu Italy là công dân Italy ngay cả trước khi bạn nộp đơn xin hộ chiếu theo dòng dõi. Miễn là bạn có thể chứng minh tổ tiên bạn là người Italy thì bạn có thể trở thành công dân Italy. Đất nước này không yêu cầu bạn từ bỏ quyền công dân khác khi nhập tịch vào Italy.

32. Jamaica

Quốc gia này cũng công nhận cho công dân hai quốc tịch.

33. Kosovo

Nhiều người Kosovo có hộ chiếu Serbia đặc biệt và ở những nơi họ di cư đến (như Đức), Kosovo chp phép công dân có hai quốc tịch.

34. Latvia

Quốc gia này cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch, họ hiện cũng đang triển khai chương trình đầu tư định cư cho công dân nước ngoài.

35. Luxembourg

Quốc gia này đã cho phép công dân mang hai quốc tịch từ năm 2009.

36. Malawi

Cộng hòa Malawi là một quốc gia không giáp biển tại Đông Nam Phi, từng được gọi là Nyasaland cũng đã thông qua đạo luật cho phép công dân có hai quốc tịch.

37. Malta

Chương trình đầu tư định cư cho phép bất cứ ai cũng có thể trở thành người Malta trong vòng một năm mà không phải từ bỏ quyền công dân hiện có.

Malta đang triển khai chương trình định cư thông qua đầu tư bất động sản cho công dân nước ngoài

38. Mexico

Người Mexico khi sinh ra có thể có được quốc tịch khác nhưng sẽ luôn được Chính phủ Mexico coi là người Mexico.

39. New Zealand

Công dân New Zealand được quyền duy trì quyền công dân quốc gia khác mà không gặp vấn đề gì.

40. Nigeria

Nigeria chấp nhận công dân có nhiều hơn một quốc tịch.

41. Na Uy

Bắt đầu từ năm 2019, người Na Uy được phép giữ quốc tịch thứ hai và bất kỳ ai nhập tịch vào quốc gia này cũng sẽ không phải từ bỏ quốc tịch cũ.

42. Pakistan

Do số lượng người Pakistan sống ở nước ngoài ngày càng tăng nên Chính phủ nước này công nhận hai quốc tịch cho công dân trong hầu hết các trường hợp.

43. Peru

Tương tự như nhiều quốc gia Latin khác, hiến pháp Peru cho phép công dân của các quốc gia Latin khác trở thành công dân nhập tịch để duy trì quốc tịch trước đây.

44. Philippine

Có quyền công dân Philippine là gần như không thể đối với người nước ngoài, nhưng người Philippine có quốc tịch thứ hai thường không bị mất hộ chiếu Philippine.

45. Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha cho phép công dân có hai quốc tịch và công dân nước ngoài cũng có thể nhập tịch thông qua chương trình Golden Visa.

46. Romania

Romania không hủy bỏ quyền công dân của những người có được hộ chiếu thứ hai ở quốc gia khác.

47. Tây Ban Nha

Quốc gia này yêu cầu công dân Tây Ban Nha thông báo cho Chính phủ trong vòng ba năm nếu họ có quốc tịch khác.

48. Thụy Điển

Năm 2001, Thụy Điển đã từ bỏ chính sách cấm hai quốc tịch. Hiện nay, công dân Thụy Điển có thể có được hộ chiếu khác và người nước ngoài nộp đơn xin nhập tịch quốc gia này có thể giữ quốc tịch hiện tại.

49. Thụy Sĩ

Ước tính có đến 60% công dân Thụy Sĩ sống ở nước ngoài là người có hai quốc tịch. Kể từ năm 1992, quốc gia này không cấm công dân có hộ chiếu khác và cũng không buộc công dân Thụy Sĩ phải từ bỏ quốc tịch gốc.

50. Syria

Sở hữu quốc tịch Syria là việc khá phức tạp. Bạn có thể có được quốc tịch Syria bằng cách bạn có cha/mẹ là người Syria và mẹ/cha là người không rõ nguồn gốc. Hoặc bạn phải kết hôn với một người Syria và sống ở nước này trong mười năm.

Tuy nhiên, quốc gia này cho phép công dân của mình có hộ chiếu khác.

51. Thổ Nhĩ Kỳ

Quốc gia này cho phép công dân có nhiều quốc tịch, không giống như nhiều quốc gia khác, Thổ Nhĩ Kỳ không yêu cồng công dân sở hữu quốc tịch kép sử dụng hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ khi xuất nhập cảnh vào nước này.

52. Anh

Vương quốc Anh không hạn chế công dân của mình có quốc tịch khác.

53.Vanuatu

Vanuatu là đảo quốc gồm quần đảo vùng Melanesia, tây nam Thái Bình Dương. Kể từ năm 2012, đảo quốc này cho phép công dân được phép giữ nhiều hộ chiếu.

BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ

HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666

>>> Truy cập để biết thêm nhiều về sản phẩm định cư và đầu tư của tập đoàn BSOP
>>> Truy cập để biết thêm nhiều về các dự án bất động sản châu Âu và quốc tế của tập đoàn BSOP
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư đảo Síp của tập đoàn BSOP
>>> Truy cập để biết thêm các trải nghiệm và chia sẻ của các nhà đầu tư và chủ thầu
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Úc
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Châu Âu
>>> Truy cập để biết thêm thông tin định cư Bồ Đào Nha
>>> Truy cập để biết thêm thông tin tình hình định cư toàn cầu
>>> Truy cập để biết thêm các Video trên BSOP Youtube
>>> Truy cập để biết thêm các thông tin trên BSOP Zalo
>>> Truy cập để biết thêm các Video trên BSOP Linkedin

 

 

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *