Dự luật nhập cư mới của Pháp có điểm gì đặc biệt? Ai có thể bị ảnh hưởng?
CÔNG DÂN CHÂU ÂU

Dự luật nhập cư mới của Pháp có điểm gì đặc biệt? Ai có thể bị ảnh hưởng?

22/11/2023

Dự luật nhập cư mới của Pháp có điểm gì đặc biệt? Ai có thể bị ảnh hưởng?

5/5 - (1 bình chọn)

Dự luật nhập cư mới của Pháp có thể sẽ có một số thay đổi trong tháng tới, vì Thượng viện Pháp đang tranh luận về 27 điều khoản trong dự luật này.

Cụ thể hơn, chính phủ Pháp đang nhắm tới “một mũi tên trúng hai con chim”. Luật nhập cư mới hướng tới việc thu hút nhiều lao động lành nghề hoặc lao động trong các lĩnh vực đang thiếu nhân lực, đồng thời giảm khả năng đưa thêm người xin tị nạn và thắt chặt viện trợ.

Các quy định này chủ yếu tập trung vào việc hợp pháp hóa người nước ngoài tìm kiếm việc làm trong các lĩnh vực cụ thể và nới lỏng thủ tục trục xuất đối với một số người di cư khác.

dự luật nhập cư mới của Pháp

Dự luật được trình bày vào ngày 6/11/2023, sau khi bị trì hoãn nhiều lần. Dự luật nhập cư mới của Pháp được đánh giá có nhiều điều khoản tác động đến những người di cư đến Pháp trái phép. Một số điều khoản chính trong tổng số 27 điều khoản liên quan đến nhóm người trên gồm: 

Hợp pháp hóa người lao động không có giấy tờ trong các lĩnh vực đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động

Những người lao động có tay nghề nước ngoài đến Pháp theo những cách không chính thức sẽ được cấp giấy phép cư trú một năm. Giấy phép có thể được gia hạn, với điều kiện lĩnh vực chuyên môn của họ đang thiếu lao động.

Để có được giấp phép, những người lao động nhập cư phải chứng minh rằng họ chưa bao giờ rời khỏi đất nước Pháp trong ít nhất ba năm.

Những người xin tị nạn từ các quốc gia có nguy cơ cao được phép làm việc trong quá trình kiểm tra đơn đăng ký

Nếu điều khoản này trong dự luật nhập cư mới của Pháp được chấp thuận, những người xin tị nạn từ các quốc gia có nguy cơ cao sẽ được phép làm việc ngay sau khi họ đến Pháp và sau khi trình diện tại văn phòng tị nạn Pháp (OFPRA).

Mặc dù danh sách các quốc gia có nguy cơ cao được cập nhật hàng năm để bao gồm hoặc loại trừ các quốc gia cụ thể. Biện pháp này, nếu được phê duyệt, sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến người Afghanistan, nhóm quốc tịch đã nộp đơn xin tị nạn nhiều nhất ở Pháp.

Ngược lại với điều kiện hiện nay, những người xin tị nạn được phép làm việc trong sáu tháng đầu tiên khi đến Pháp.

Tạo điều kiện thuận lợi để trục xuất những người đã phạm tội

Những người đói diện với án phạt ít nhất 10 năm tù sẽ bị trục xuất khỏi Pháp nếu dự luật này được Thượng viện Pháp thông qua.

Ngoài việc trục xuất, luật còn có ý định bãi bỏ một số đối tượng được bảo vệ khỏi thông báo trục xuất. Hiện nay, luật pháp cấm trục xuất những người đến Pháp trước 13 tuổi, những người cư trú ở nước này trên 10 năm, cha mẹ của một đứa trẻ Pháp và người nước ngoài kết hôn với một công dân Pháp ít nhất ba năm.

Một số giấy phép cư trú có thể bị thu hồi

Dự luật mới cũng bao gồm điều khoản cho phép từ chối, thu hồi hoặc không gia hạn một số giấy phép cư trú, với điều kiện người nộp đơn không tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp, quan điểm đạo đức của Pháp.

Những trường hợp đó có thể bao gồm bình đẳng giới, tự do xu hướng tình dục, tôn trọng chủ nghĩa thế tục hoặc tự do ngôn luận.

Yêu cầu về ngôn ngữ bắt buộc đối với các ứng viên xin giấy phép cư trú

Giấy phép cư trú nhiều năm có thể không được cấp nếu ứng viên chưa đạt được trình độ tiếng Pháp tối thiểu, theo quy định của dự luật nhập cư mới của Pháp. Ngày nay, giấy phép cư trú được cấp với điều kiện phải học tiếng Pháp trong khuôn khổ cam kết hội nhập cộng hòa (CIR) do OFII (Văn phòng Nhập cư và Hội nhập Pháp) cung cấp.

Các thượng nghị sĩ Pháp cũng bổ sung yêu cầu các câu hỏi trong kỳ thi công dân phải liên quan đến văn hóa, lịch sử nước Pháp.

Tuy nhiên, chính quyền Pháp hiện yêu cầu ứng viên phải có trình độ ngôn ngữ nhất định để được cấp giấy phép cư trú 10 năm và có được quốc tịch Pháp.

Dự luật nhập cư mới của Pháp bãi bỏ viện trợ y tế nhà nước cho người di cư

Biện pháp này đã được Bộ trưởng Nội vụ, Gerald Darmanin đề cập, bao gồm việc loại bỏ khả năng tiếp cận viện trợ y tế của tiểu bang (AME) cho người di cư và chuyển thành “hỗ trợ y tế khẩn cấp”, với các điều kiện áp dụng khắt khe hơn.

Việc hạn chế viện trợ y tế của nhà nước cho người di cư được cho là nhằm giảm thiểu chi phí. AME bị cáo buộc là tốn kém quá nhiều và tạo ra tình trạng di cư bất thường vì lợi ích này được cung cấp ở nhiều quốc gia nơi người di cư đến ở Pháp và tiêu tốn khoảng 1,2 tỷ euro cho hơn 400.000 người được hưởng lợi từ nó.

Mức phạt cao hơn đối với chủ doanh nghiệp thuê người lao động không có giấy tờ

“Số tiền phạt tối đa là 4.000 € và có thể được áp dụng nhiều lần nếu có người lao động bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm.” – Dự luật về luật nhập cư của Pháp.

Số tiền có thể tăng gấp đôi nếu hành vi phạm tội xảy ra nhiều lần trong khoảng thời gian hai năm. Điều này có thể gây khó khăn hơn nữa cho những người di cư tìm kiếm việc làm ở nước này, những người chủ yếu đến Pháp để có điều kiện tài chính tốt hơn.

Dự luật nhập cư mới của Pháp thắt chặt quy định đoàn tụ gia đình

Người nước ngoài ở Pháp sẽ phải ở trong nước ít nhất 24 tháng để đưa gia đình của họ vào nước này – nhiều hơn 6 tháng so với yêu cầu hiện tại là 18 tháng.

Tiêu chí về thu nhập cũng có thể được áp dụng, cũng như tư cách thành viên của hệ thống bảo hiểm y tế đối với người đưa gia đình họ vào lãnh thổ Pháp.

Xem thêm: Pháp đang tiến tới việc cải tổ chính sách nhập cư

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *